Đã có nhiều bài viết về việc tại sao phải lắp tụ bù cosphi và giải thích đủ cả lý thuyết và các quy định của pháp luật rất rõ ràng. Tuy nhiên bằng kinh nghiệm của mình chúng tôi vẫn mong muốn được chia sẻ những câu chuyện trong việc sử dụng, vận hành trạm tụ bù trung và hạ thế chủ yếu trong nghành công nghiệp nặng. Mà điển hình là nghành sản xuất thép.
Trước hết về lý thuyết chúng ta đều biết những công thức sau:
S2 = P2 + Q2
Trong đó: S – công suất toàn phần. S = UxI (va)
P – công suất hữu ích. P = S.cosφ (w)
Q – công suất phản kháng. Q = S.sinφ (var)
Φ – đại lượng đại diện cho sự lệch pha giữa S và P.
Vâng chúng ta đều biết thiết bị của chúng ta hiện nay tiêu thụ năng lượng điện là đại lượng P (công suất hữu ích) . Tuy nhiên các nhà máy sản xuất điện lại phát ra đại lượng S (công suất toàn phần kva). Mà hiện nay chúng ta lại chỉ phải trả tiền cho phần P (công suất hữu ích) do đó các nhà máy phát điện đang chịu những tổn thất lớn về chi phí phát điện. Vì vậy pháp luật quy định các đơn vị sử dụng điện cần lắp thiết bị để tiêu thụ phần Q (công suất phản kháng). Vì công suất phát điện là không đổi S (kva) nên khi Q được tiêu thụ tăng lên thì P sẽ giảm đi. Ở đây cần phải hiểu không phải P giảm đi là công suất chúng ta dùng giảm đi. Mà là tăng hiệu quả của P lên cao nhất có thể (nếu có bù dư lên lưới thì cũng không thể giảm công suất của thiết bị ta dùng được, chỉ là nâng cao hiệu quả của P thôi). Từ đó giúp nâng cao hiệu quả trong sử dụng điện và giảm tải cho các nhà máy phát điện.
Chắc chắn là như vậy. Đến đây thì câu hỏi mà chủ đầu tư nào cũng thắc mắc là vậy thì các tổn thất kia là việc của các nhà máy phát điện, sao tôi phải đầu tư. Vâng đúng là như vậy, nhưng xét vấn đề này cần theo hướng nhìn lợi ích quốc gia gồm có những vấn đề cơ bản: tiết kiệm tài nguyên khoáng sản để phát điện, giảm lượng khí thải, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng phát điện và chuyền tải đến hộ tiêu thụ, cuối cùng là giảm tiền điện và ổn định điện lưới không bị sụt áp lớn khi tải nặng cho các hộ tiêu thụ.
Ví dụ đối với các nhà máy sản xuất thép tải thay đổi liên tục. Khi có tải và không tải thường điện áp dao động mạnh. Nếu không có tụ bù thì khi đầy tải điện áp sẽ tụt xuống rất thấp khi đó dòng điện tăng lên khiến cho công tơ điện quay nhanh hơn và dẫn đến trả tiền nhiều hơn. Tuy nhiên khi lắp đặt tụ bù cosphi thì điện áp dao động ít hơn, độ sụt áp không nhiều do đó dòng điện không cao hơn so với định mức giúp cho công tơ quay đúng với công suất thiết bị.
Khi lắp tụ bù sẽ giúp cho triệt tiêu bớt thành phần Q mà máy móc đang dùng nhưng nhà nước không thu được tiền. Tức là khi Q càng nhỏ thì hiệu quả phát điện và sử dụng điện đạt đến ngưỡng lý tưởng là S gần = P. Tức cosφ gần = 1. Và Q gần = 0 vì sinφ gần = 0. Tuy nhiên đối với các nhà máy lớn thì để tự nguyện đầu tư một hệ thống bù công suất cosphi là một vấn đề nan giải vì tiêu tốn không ít kinh phí. Vì thế nhà nước đã áp đặt hệ số cosphi hiện nay không được thấp hơn 0.9 kèm theo các điều khoản phạt vi phạm cũng không hề nhẹ. Bạn có thể tham khảo bài viết về thi công tụ bù cosphi giá rẻ chất lượng cao cũng như tham khảo các nhà cung cấp về dịch vụ này. Chúng tôi NDE là một trong những nơi phân phối và nhận thiết kế thi công trạm bù trung thế và hạ thế uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc tại sao phải lắp tụ bù công suất cosphi cho các hộ tiêu thụ điện trung bình và lớn.
1. Thi công lắp đặt tụ bù giá tốt nhất Việt Nam
2. Mẫu Tủ bù hạ thế thông dụng
3. Lắp tụ bù dư lên lưới có tốn điện không?
4. Có cần phải lắp cuộn kháng cho tủ bù không?
5. Vấn đề lưu ý khi thi công phòng tụ bù trung thế
6. Loại bù hạ thế thông dụng năm 2020
7. Tác dụng to lớn của lắp tụ bù trung thế cho các nhà máy sản xuất có công suất lớn